Văn hóa ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp thế nào?
Văn hóa doanh nghiệp không nằm ngoài phạm trù đó. Phải coi văn hóa như tôn chỉ mục đích của doanh nghiệp mình. Vì vậy xây dựng văn hóa doanh nghiệp là cấp bách, cần thiết và là cái đầu tiên mà mỗi doanh nghiệp cần lưu tâm tới.
Văn hóa doanh nghiệp là một thuật ngữ mới xuất hiện gần đây trong hệ thống các thuật ngữ kinh tế, xã hội và quản lý. Cùng với sự xuất hiện này là rất nhiều quan điểm cũng như cách tiếp cận khác nhau xoay quanh vấn đề này.
Ở Việt Nam, hiện nay, các Doanh nghiệp đang chú trọng đến việc xây dựng đề án văn hóa chuẩn mực cho công ty mình và đã có nhiều công ty xây dựng thành công. Xin đưa ra đây tâm sự của một nhân viên làm ví dụ: Mới vào làm việc tại Công ty trong một thời gian ngắn nhưng tôi đã nhận thấy văn hóa doanh nghiệp của công ty đã có cả bề rộng lẫn chiều sâu. Lãnh đạo công ty luôn chú trọng tới việc xây dựng văn hóa chuẩn mực, phù hợp với công ty mình ngay từ những ngày đầu hình thành. Tuy mới thành lập được 5 năm, nhưng tất cả nhân viên của Công ty đều ý thức được mình phải đi làm đúng giờ. Thậm chí, có nhiều anh em làm việc không quản ngày đêm để hoàn thành các dự án xây dựng các công trình thủy điện. Họ luôn nhiệt huyết, tận tụy với công việc của mình mà không cần sự nhắc nhở của lãnh đạo.
Họ luôn nhận được những lời động viên, khen ngợi kịp thời của lãnh đạo công ty. Bất cứ ai khi bước chân vào văn phòng công ty cũng đều nhận thấy sự thân thiện, cởi mở của con người trong công ty này. Giao tiếp với bất kỳ thành viên nào trong công ty đều nhận được sự thoải mái, hòa đồng và ấn tượng. Bản thân tôi ngày đầu tiên làm việc trong môi trường ấy đã nhận thấy đây là môi trường mà mình cần gắn bó bởi sự chuyên nghiệp.
Theo TS.Trần Kim Hào – Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương và ThS.Phạm Công Toàn – Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh: Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ những giá trị thuộc về doanh nghiệp đã được gìn giữ và bồi đắp trong suốt chiều dài lịch sử của doanh nghiệp. Những giá trị đó đã được tập thể người lao động trong doanh nghiệp trân trọng, gìn giữ và bộc lộ trong những hành vi của mình tại bất cứ đâu.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp gồm một số vấn đề căn bản như: Xây dựng triết lý hoạt động của doanh nghiệp; đạo đức kinh doanh; hệ thống hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường; phương thức tổ chức hoạt động của doanh nghiệp; phương thức giao tiếp của doanh nghiệp với xã hội…
Có thể nói, một dân tộc, một quốc gia muốn trường tồn phải có nền văn hóa mạnh. Văn hóa doanh nghiệp không nằm ngoài phạm trù đó. Phải coi văn hóa như tôn chỉ mục đích của doanh nghiệp mình. Vì vậy xây dựng văn hóa doanh nghiệp là cấp bách, cần thiết và là cái đầu tiên mà mỗi doanh nghiệp cần lưu tâm tới.
Theo TS.Phan Quốc Việt – Trưởng ban đào tạo Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp trẻ: “Theo tôi, xây dựng văn hóa doanh nghiệp là để làm cho đất nước hưng thịnh. Như vậy, xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng không nằm ngoài mục đích đó”. Ông cũng đưa ra các cấp độ văn hóa doanh nghiệp khác nhau để chúng ta phân biệt và nhận thức về nó:
– Cấp dễ thấy nhất là thực thể hữu hình. Như những đồ vật: báo cáo, sản phẩm, bàn ghế, phim truyền thống, phóng sự về doanh nghiệp…; Hay công nghệ: máy móc, thiết bị, nhà xưởng…; Hoặc ngôn ngữ khẩu hiệu…; Hay chuẩn mực hành vi: nghi thức, nghi lễ, liên hoan. Và các nguyên tắc, hệ thống, thủ tục, chương trình….
– Cấp thứ hai là các giá trị được thể hiện. Đó là giá trị xác định những gì mình nghĩ là phải làm. Nó xác định những gì mình cho là đúng hay sai. Giá trị này gồm: giá trị tồn tại khách quan, hình thành tự phát và giá trị mà lãnh đạo mong muốn, phải xây dựng từng bước.
– Cấp thứ 3 là các ngầm định. Nó chính là niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và xúc cảm được coi là đương nhiên ăn sâu trong tiềm thức mỗi cá nhân trong doanh nghiệp. Các ngầm định này là nền tảng cho các giá trị và hành động của mỗi doanh nghiệp.
Tuy nhiên, xây dựng văn hóa doanh nghiệp không đơn thuần là liệt kê ra tất cả những giá trị mà lãnh đạo doanh nghiệp mong muốn. Nó đòi hỏi phải có sự nỗ lực của tất cả các thành viên, sự khởi xướng, cổ vũ, động viên của lãnh đạo. Với cách hiểu đúng đắn tổng thể về văn hóa doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp cần đưa ra mô hình cụ thể và cách thức để đưa giá trị văn hóa vào doanh nghiệp mình và phải có một nền văn hóa của riêng mình thì mới tồn tại vững chắc, đạt hiệu quả kinh doanh cao. Nếu tất cả các doanh nghiệp đều có nền văn hóa giống nhau sẽ rất khó phát triển, vì nó chỉ mang tính chất ổn định chứ không thể có sự đột phá. Hiệu quả và sự khác biệt sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt trên thị trường. Văn hóa luôn luôn tồn tại. Có thể có văn hóa tích cực, sẽ đưa doanh nghiệp phát triển lành mạnh, đi lên, nhưng cũng có thể có văn hóa tiêu cực, làm kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp đó, thậm chí làm cho doanh nghiệp phải phá sản. Điều đó tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp chú trọng tới việc xây dựng văn hóa như thế nào cho phù hợp với công ty mình.
Có thể nói rằng, văn hóa doanh nghiệp là cái còn thiếu khi doanh nghiệp đã có tất cả và là cái còn lại khi doanh nghiệp không còn gì nữa. Nếu doanh nghiệp có văn hóa thì sẽ rất thuận lợi để phát triển kinh doanh và làm ăn thịnh vượng, nếu gặp khó khăn hay đi xuống thì vẫn có thể vực lại được. Nhưng không có văn hóa thì không thể cứu vãn.
Khi xây dựng doanh nghiệp, nhiều người chỉ chú trọng đến vấn đề cơ cấu, tổ chức, nhân sự và thị trường. Có người lại chỉ coi trọng yếu tố giao tiếp làm mục tiêu để xây dựng văn hóa. Nhưng đó mới chỉ là một phần để đánh giá về sự hoạt động của doanh nghiệp và là một phần để cấu thành văn hóa doanh nghiệp. Những ai nhận thức sâu sắc về giá trị của một doanh nghiệp tồn tại thì phải đánh giá về cái gọi là: tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp đó. Vì vậy cần coi văn hóa doanh nghiệp như là tôn chỉ mục đích của công ty, vì nó sẽ đảm bảo sự trường tồn của doanh nghiệp, là tâm niệm về mục đích sống của doanh nghiệp đó.
Và khi doanh nghiệp xây dựng được một nền văn hóa mạnh thì càng khẳng định được giá trị ngầm định, đó là giá trị cốt lõi của mỗi doanh nghiệp. Điều đó cũng có nghĩa là người lao động luôn tự hào về công ty mình. Họ luôn tự hào vì mình là một thành viên của công ty, luôn coi công ty như nhà của mình, đi xa một ngày là nhớ, thấy thiếu đi cái gì đó trong cuộc sống hàng ngày và muốn về công ty làm việc. Cái mà họ thấy thiếu đó không chỉ đơn thuần là đồng tiền mà chính là giá trị tinh thần và chỉ đến công ty mới có được. Vì vậy không có cách nào khác là xây dựng một nền văn hóa trong mỗi doanh nghiệp và xây dựng cho được một môi trường văn hóa làm sao để người lao động thấy được môi trường làm việc của công ty chính là môi trường sống của họ. Từ đó họ tự ý thức được trách nhiệm công việc mình làm và làm việc một cách nhiệt tình, đam mê, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho lợi ích của doanh nghiệp.
Khi trong doanh nghiệp xuất hiện xung đột, mâu thuẫn thì văn hóa chính là yếu tố giúp mọi người hòa nhập và thống nhất. Điều này càng có ý nghĩa khi tình trạng chảy máu chất xám đang là thực trạng ở nước ta hiện nay. Lương và thu nhập chỉ còn là một phần động lực của người lao động. Khi thu nhập đạt đến một mức nào đó thì người lao động sẵn sàng đánh đổi, chọn mức lương thấp hơn để được làm việc ở một môi trường chuyên nghiệp, hòa đồng, thoải mái và được đồng nghiệp tôn trọng.trong cách quản lý, trong giao tiếp thường ngày và thể hiện cả trong cơ sở vật chất hạ tầng mà ít doanh nghiệp nào có được. Lãnh đạo công ty luôn lấy con người làm then chốt. Song song đó là công nghệ và tài chính làm phương tiện để con người phát huy hết khả năng của mình cho sự phát triển bền vững của Công ty. Tất cả cán bộ nhân viên trong hệ thống đều có chung một mục đích là đóng góp hết khả năng của mình để xây dựng công ty ngày càng phát triển bền vững. Có được thành công đó chính là nhờ vào văn hóa của Công ty được lãnh đạo chú trọng quan tâm và được tất cả CBCNV nhiệt tình hưởng ứng. Thực sự, tôi luôn hãnh diện vì mình là một thành viên của đơn vị đó. Cho dù có cơ hội khác, với mức lương tốt hơn so với nơi đây, chắc hẳn tôi cũng sẽ từ chối và luôn tâm huyết với những mục tiêu của mình đang đặt ra trong môi trường này.
Như vậy, văn hóa doanh nghiệp có vai trò cực kỳ quan trọng. Nó luôn tạo ra niềm tin cho mỗi người làm việc trong môi trường đó. Nó là sợi dây gắn kết giữa những con người trong cùng doanh nghiệp, tạo ra tiếng nói chung giữa các thành viên, và nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO. Hơn nữa, xây dựng văn hóa doanh nghiệp thích hợp với đặc điểm của doanh nghiệp thì việc quản lý chính là dùng nền văn hóa nhất định để tạo dựng con người. Văn hóa doanh nghiệp là một cơ chế quan trọng trong quản lý nguồn nhân lực. Chỉ khi văn hóa doanh nghiệp thực sự hòa vào giá trị của mỗi nhân viên thì họ mới có thể coi mục tiêu của doanh nghiệp là mục tiêu phấn đấu của mình. Vì vậy, quản lý bằng nền văn hóa mà nhân viên thừa nhận có thể tạo ra động lực cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Leave a Reply