Những điều trưởng nhóm cần chú ý nếu muốn nhóm phát triển

Hãy luôn sẵn lòng hỗ trợ nhân viên của mình vào những đợt cao điểm với khối lượng công việc dày đặc. Nếu có thể, hãy luôn là người đi đầu – một tấm gương để các thành viên nhìn vào.

Một quản lý giỏi không có nghĩa là bạn chỉ đưa ra quyết định và ra lệnh cho người khác. Hãy tích cực động viên và đưa ra những giải pháp thiết thực hơn, như vậy sẽ thắt chặt hơn tình đoàn kết gắn bó giữa các thành viên và thúc đẩy tinh thần làm việc một cách tự nguyện

1. Tự nhận thức được vai trò của mình khi làm việc nhóm

Một trong những điều tốt nhất mà người trưởng nhóm cần làm đó là phải nhận thức được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân mình trong quá trình làm việc nhóm với mọi người. Chỉ có hiểu rõ chính bản thân mình thì người trưởng nhóm mới xác định được phương cách lãnh đạo riêng và tìm hiểu xem liệu nó có phù hợp với nhóm mà mình đang quản lý hay không vì đôi khi cách quản lý hiệu quả đối với nhóm này chưa chắc áp dụng được cho các nhóm khác.

2. Thấu hiểu các thành viên trong nhóm

Bao gồm việc tìm hiểu khả năng của từng cá nhân trong nhóm, đồng thời chú ý khơi gợi, sử dụng các điểm mạnh của từng thành viên để nhóm ngày càng phát triển mạnh hơn và hơn . Nói đơn giản, bạn càng thấu hiểu các thành viên trong nhóm bao nhiêu thì hiệu quả làm việc càng cao bởi vì bạn biết phân bổ chính xác khả năng của từng cá nhân cho những nhiệm vụ đặc biệt.

3. Xác định vai trò và trách nhiệm của mình trong khi làm việc nhóm

Trong một nhóm lý tưởng, từng thành viên sẽ có trách nhiệm liên đới và quan hệ ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau. Nhóm của bạn được ví như những mảnh ghép trong bộ xếp hình, luôn khớp với nhau để tạo nên một tổng thể hài hòa. Chính vì vậy, từng cá nhân không thể nào làm nên sự thành công của cả nhóm nếu như không biết chính xác mình đóng vai trò gì và đang ở mắt xích nào trong nhóm.

4. Xây dựng mục tiêu, tiêu chuẩn và nguyên tắc làm việc

Yếu tố cần thiết cho sự thành công là bạn phải đặt ra mục tiêu rõ ràng đồng thời xác định được cách thức đo lường kết quả làm việc, kiểm soát tiến độ. Bạn cũng nên thiết lập các giá trị và tiêu chuẩn để từng thành viên làm việc và trao đổi với nhau nhịp nhàng hơn.Bạn cũng nên cho mọi thành viên hiểu được vai trò của làm việc nhóm và vì sao chúng ta cần phải làm việc nhóm để mọi người hiểu rõ được vai trò của từng cá nhân trong khi làm việc.

5. Đào tạo liên tục

Một quản lý giỏi không có nghĩa là bạn chỉ đưa ra quyết định và ra lệnh cho người khác. Hãy tích cực động viên và đưa ra những giải pháp thiết thực hơn, như vậy sẽ thắt chặt hơn tình đoàn kết gắn bó giữa các thành viên và thúc đẩy tinh thần làm việc một cách tự nguyện. Các thành viên trong nhóm cũng cần biết những cơ bản để tránh những mâu thuẫn khi làm việc. Bạn cũng nên cân bằng giữa việc đưa ra mục tiêu mới để chinh phục và việc khắc phục dần những điểm hạn chế. Có như vậy, không chỉ từng cá nhân sẽ cải thiện năng lực làm việc mà hiệu quả của cả nhóm sẽ được nâng cao đáng kể.

6. Hãy là một tấm gương

Hãy để cho các thành viên trong nhóm thấy rằng bạn thật sự quan tâm và trân trọng đến thành công của từng thành viên, của nhóm và cả công ty. Hãy luôn sẵn lòng hỗ trợ nhân viên của mình vào những đợt cao điểm với khối lượng công việc dày đặc. Nếu có thể, hãy luôn là người đi đầu – một tấm gương để các thành viên nhìn vào.

7. Luôn ghi nhận và phản hồi

Có thể bạn luôn mong đợi những thành tích vượt bậc từ nhóm của mình, tuy nhiên, đừng bao giờ tiết kiệm một lời khen tặng khi bạn thực sự hài lòng với kết quả làm việc của các thành viên. Một lời khen chân thành và đúng lúc sẽ là lời động viên lớn lao để những thành viên trong nhóm vượt xa hơn nữa và chinh phục những giới hạn mới. Chính vì vậy, bạn nên có những buổi nói chuyện thân mật, phân tích thành công và thất bại của nhóm để cải thiện và tiếp tục đạt được mục tiêu đề ra.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *