Những ngành nghề đang có xu hướng phát triển nhất năm 2017
Kế toán – Tài chính là bộ phận không thể thiếu được của bất cứ công ty nào, vì vậy, địa điểm làm việc của nghề này rất đa dạng. Hơn thế nữa, bạn cũng không nhất thiết phải làm việc tại một tổ chức kinh tế
Nguyên nhân chính của tình trang này là do họ không có một định hướng rõ ràng, không biết bản thân mình muốn gì. Đồng thời, bạn không xác định những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân để có thể có những kế hoạch pphát triền đúng đắn. Trong khi đó, với nhiều lí do khách quan và cả chủ quan, bạn chấp nhận những công việc không phù hợp với chuyên ngành, chuyên môn và càng không hợp với tính cách của mình.Việc sớm có định hướng đúng đắn sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức của mỗi bạn trẻ. Tuy nhiên, đó không chỉ là trách nhiệm của từng cá nhân mà còn là vấn đề chung của toàn xã hội, tập thể và gia đình. Sự hỗ trợ, định hướng từ xã hội sẽ tạo điều kiện cho các bạn trẻ có cơ hội tiếp xúc, đón nhận nhiều cơ hội nghề nghiệp và trong vấn đề này, hơn ai biết, gia đình luôn đóng một vai trò không thể thiếu khi là nguồn động lực to lớn để các bạn khám phá những thế mạnh tiềm ẩn của bản thân.
“Làm thế nào để tìm được một công việc phù hợp với mình?”, “Cần phải chuẩn bị những gì cho công việc này?”…là những câu hỏi luôn khiến nhân lực trẻ đau đầu và không phải ai cũng biết câu trả lời chính xác hoặc phải mất rất nhiều thời gian để tìm ra được câu trả lời thỏa đáng. Trong phần này của cuốn sách, chúng tôi tổng hợp thông tin và đặc thù của những nghề có xu hướng phát triển mạnh ở Việt Nam trong thời gian tới và cũng là những công việc có số lượng sinh viên tốt nghiệp đông nhất với mục đích giúp các bạn trẻ có một cái nhìn toàn diện, bao gồm cả thử thách và cơ hội thăng tiến của năm nghề này. Từ đó, bạn có thể có những quyết định đúng đắn cho con đường sự nghiệp của chính mình.
1. Nhân viên kinh doanh (Sales)
Nhân viên kinh doanh là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp. Họ là người đại diện cho hình ảnh công ty khi tiếp xúc với khách hàng, thuyết phục khách hàng và cung cấp các giải pháp nhằm hài hòa giữa lợi ích công ty và quyền lợi của khách hàng để đạt được doanh thu cao nhất.
Công việc chính của nhân viên kinh doanh là tìm hiểu thị trường, phân tích và lập, triển khai kế hoạch bán hàng, tìm kiếm đối tác kinh doanh, thiết lập quan hệ với khách hàng, đàm phán kí kết hợp đồng kinh tế….Nếu bạn có kỹ năng làm việc tốt với con người, nhạy bén trong kinh doanh, là người thích chinh phục, có đam mê… thì còn chần chừ gì nữa, bạn sinh ra là để làm sales.
2. Marketing
Marketing đang là một nghề được đông đảo các bạn sinh viên quan tâm. Marketing là một mảng công việc rộng, nhưng có thể hiểu một cách bao quát nhất như sau: marketing là việc nghiên cứu, tìm hiểu và tiếp cận thị trường mục tiêu nhằm giới thiệu, khuyến khích khách hàng sử dụng và trung thành với sản phẩm. Marketing xây dựng thương hiệu và định vị bản sắc riêng cho sản phẩm nhằm đáp ứng những nhu cầu và mong muốn; tạo dựng lòng tin, sự yêu thích và lòng trung thành của khách hàng. Ngoài ra, marketing cũng chính là công việc mang thương hiêu và sản phẩm đến gần hơn với khách hàng nhằm tạo ấn tượng cho khách hàng về thương hiệu và sản phẩm đó.
Nghề marketing là nghề có cơ hội cao để trở thành CEO. Khi mới bắt đầu công việc, các bạn sẽ đảm nhận vị trí nhân viên marketing, trợ lí nhãn hàng, quản lí nhãn hàng, quản ly nhãn hàng cấp cao, quản lí ngành hàng, trưởng phòng marketing. Đây là định hướng nghề nghiệp thông thường của marketing trong ngành hàng tiêu dùng nhanh.
3. Tài chính-Kế toán
Hầu hết các tổ chức đều phải có một bộ phận chuyên chịu trách nhiệm về các khoản thu chi, chính sách tài chính tổ chức đó vậy nên người làm tài chính- kế toán bao giờ cũng có một vị trí đặc biệt quan trọng. Đây là một bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, góp phần không nhỏ vào chính sách phát triển của chính công ty đó.
Kế toán – Tài chính là bộ phận không thể thiếu được của bất cứ công ty nào, vì vậy, địa điểm làm việc của nghề này rất đa dạng. Hơn thế nữa, bạn cũng không nhất thiết phải làm việc tại một tổ chức kinh tế. Các đơn vị khác như bệnh viện, ngân hàng, trường học…cũng có thể cung cấp cơ hội việc làm cho bạn.
4.Kỹ sư- Engineering
Nhắc đến nghề kỹ sư chắc rằng các bạn sẽ không tin nghề này lại có thể trở thành một trong những nghề có xu hướng phát triển mạnh nhất trong những năm sắp tới. Hẳn các bạn cũng sẽ nghĩ kỹ sư thì chỉ có thể dừng lại ở mỗi một vị trí trong suốt sự nghiệp? Tuy nhiên, những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về công việc thú vị này.
Để trở thành một kỹ sư, bạn cần phải trang bị những kiến thức cơ bản về nghề này và được đào tạo bài bản từ những trường đại học chuyên ngành về kỹ sư, cơ điện/ điện tử.
5. Nhân sự
Những năm gần đây, nghề nhân sự nổi lên như là một ngành “hot”, luôn là một trong những sự lựa chọn hàng đầu cho các bạn trẻ. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ cung cấp những thông tin căn bản và cần thiết để các bạn có một cái nhìn đúng và đủ về nghề nhân sự.
Nhân sự là một nghề đòi hỏi phải đồng cảm, chia sẻ và thấu hiểu người khác, vậy nên những người giỏi lắng nghe, tinh tế và nhạy cảm sẽ phù hợp với tính chất của công việc này. Để thành công trong nghề này, bạn cần phải có kỹ năng giao tiếp cực kỳ tốt. Nếu bạn cảm thấy thoải mái khi làm việc với con người hơn là làm việc với con số thì xin chúc mừng bạn, bạn đã có những tố chất cơ bản phù hợp nghề nhân sự.
6.Kỹ sư phát triển phần mềm
Trong những năm gần đây, cùng với sự tiến bộ và phát triển của khoa học công nghệ, độ “nóng” của ngành Công nghệ thông tin (CNTT) chưa bao giờ giảm, đặc biệt là lĩnh vực phát triển phần mềm. Kỹ sư phát triển phần mềm còn được đánh giá là một trong số ít nghề có khả năng “miễn dịch” với khủng hoảng kinh tế. Hễ máy tính vẫn là tâm điểm trong đời sống công việc và sinh hoạt của con người thì đất dụng võ kỹ sư phần mềm vẫn còn, bất chấp tình hình kinh tế biến động thế nào.
Để trở thành một kỹ sư phát triển phần mềm, các bạn cần phải có nền tảng và kiến thức về công nghệ thông tin. Điều đó có nghĩa là tham gia học ở các trường Công nghệ thông tin là yếu tố kiên quyết. Bên cạnh đó, bạn cũng cần rèn luyện các kỹ năng cần thiết của một kỹ sư phần mềm như cập nhật xu hướng công nghệ mới nhất và tìm tòi, học hỏi về công nghệ.
Leave a Reply