Nhà tuyển dụng muốn gì ở chúng ta?

Nếu gặp những câu này thì không thể nói chung chung được mà phải đưa ra ví dụ cụ thể từ công việc, kinh nghiệm trước đây thực tế đã làm như thế nào, giải quyết ra sao, kết quả như thế nào. Để trả lời được thì nhớ dùng phương pháp S.T.A.R nhé.

Trong các lớp hướng dẫn kĩ năng tìm việc cho các bạn sinh viên, mình lúc nào cũng khuyên các bạn phải mở rộng cách thức tìm việc ra. Đừng chỉ chăm chăm tìm tin tuyển dụng trên Facebook hay các trang như Vietnamwork, mà phải tiếp cận thêm các kênh tìm việc khác nữa. Ví dụ như lập tài khoản trên LinkedIn, follow các group chuyên ngành trên Facebook và đặc biệt là phải mở rộng mạng lưới quan hệ chuyên nghiệp (networking) để có nhiều cơ hội việc làm tốt hơn. Các bạn phải biết là chỉ có 20% công việc được đăng tuyển online thôi, còn 80% còn lại là qua các kênh khác, đặc biệt là kênh giới thiệu đó. Vậy nên phải chịu khó la liếm nhé các bạn. Các bạn có thể la liếm qua các buổi workshop, sự kiện chuyên ngành hoặc dễ nhất là qua các buổi Ngày Hội Nghề Nghiệp hoặc Career Fair mà rất nhiều bên tổ chức hàng tháng.

Nếu các bạn thường đọc tin tuyển dụng, sẽ thấy có một số Skills chung mà hầu hết công việc nào cũng đòi hỏi đấy là: Communication, Leadership rồi Creativity và cả Critical Thinking. Nếu bạn đang đi tìm việc và muốn nổi bật lên so với các ứng viên khác, bạn cần và nên có những kĩ năng trên. Ngoài ra để nổi bật hơn nữa trong mắt nhà tuyển dụng, các bạn nên có thêm 6 chữ Qs dưới đây nữa:

1. IQ: Smarts and critical thinking skills. Thật ra mấy kĩ năng mềm kiểu giao tiếp rồi lãnh đạo rồi sáng tạo thì ai cũng có thể nói ra hoặc ghi vào trong CV cả. Để bạn có thể khác biệt được với các ứng viên khác, đặc biệt là với những vị trí quản lý một team hoặc một nhóm chẳng hạn, bạn cần phải thể hiện được kĩ năng giải quyết vấn đề và quan trọng nhất là phải đưa ra được những ví dụ cụ thể. Thông thường khi bạn đi phỏng vấn sẽ rất thường xuyên gặp các câu hỏi tình huống như “Kể về một lần em đã …..” hay “Nếu trong trường hợp….., em xử lý như thế nào?”. Nếu gặp những câu này thì không thể nói chung chung được mà phải đưa ra ví dụ cụ thể từ công việc, kinh nghiệm trước đây thực tế đã làm như thế nào, giải quyết ra sao, kết quả như thế nào. Để trả lời được thì nhớ dùng phương pháp S.T.A.R nhé.

2. EQ: Emotional intelligence quotient. Đây là kĩ năng đòi hỏi bạn phải biết điều chỉnh cảm xúc theo tình huống, tự kiểm soát được stress của bản thân và biết cách gây dựng các mối quan hệ. Hay còn gọi là kĩ năng Communication đấy. Kĩ năng này đòi hỏi bạn phải nhạy cảm trong việc ‘đọc vị’ người khác, và để làm được như vậy thì bạn phải có ‘listening skills’. Ví dụ cụ thể của kĩ năng này là việc bạn thể hiện như thế nào khi đến các ngày hội nghề nghiệp, việc làm. Mình thấy các bạn sinh viên bây giờ khi đến các buổi triển lãm việc làm nghề nghiệp này thường như đi chơi, chẳng có chuẩn bị gì, đến ngó nghiêng một tí, điền form ở một vài công ty rồi đi về. Trong khi đó có một cách rất dễ dàng để có thể khiến bạn khác biệt hơn so với những người cũng có mặt ngày hôm đó. Trước khi đến buổi Fair, bạn hãy tìm hiểu xem hôm đó sẽ có những công ty nào và bạn nhắm đến công ty nào để tìm việc. Sau đó tìm hiểu kĩ thông tin về công ty đó, nếu chưa có CV thì chuẩn bị một bản CV thật đẹp, in ra và mang đến. Và khi đến gặp công ty đó thì đừng đứng ngó không, hãy vào bắt chuyện với đại diện công ty, hỏi han những câu thật hay ho về công ty, sau đó đưa cho họ CV của bạn. Xin contact và về nhà gửi mail cảm ơn cho họ để họ nhớ bạn là ai. Đảm bảo là họ sẽ ấn tượng và nhớ ngay.

3. PQ: Passion quotient. Công ty thích một ứng viên có mục tiêu và định hướng công việc cụ thể, chính điều đấy sẽ thể hiện được ‘passion’, đam mê của bạn chứ không cần gì phải cao siêu cả. Ngay khi bước vào phòng phỏng vấn, hãy thể hiện ‘passion’ từ thái độ nghiêm túc, niềm nở, thể hiện qua cái bắt tay, thần thái khuôn mặt và điệu bộ của bạn. Và nếu được hỏi về ‘Định hướng nghề nghiệp?’ hay ‘Mục tiêu tương lai?’ thì bạn hiền nhớ chuẩn bị cho bản thân một câu trả lời cụ thể nhé. Ví dụ mục tiêu 1 năm tới của em là phát triển bản thân trong ngành A, mục tiêu 5 năm của em là trở thành quản lý ở lĩnh vực B, để làm được việc đó thì em cần phải làm các bước là X,Y,Z. Chứ đừng trả lời kiểu ‘Em cũng chưa biết ạ.’ hay ‘Tương lai em muốn học hỏi làm việc trong môi trường chuyên nghiệp bla bla’. Hãy đưa ra câu trả lời cụ thể nhé.

CQ: Cultural quotient. Nói to tát là bạn phải biết thích nghi với hoàn cảnh và môi trường. Nói nhỏ nhỏ lại là bạn phải biết điều chỉnh bản thân để làm việc tuỳ theo từng văn hoá công ty hay tuỳ theo từng sếp. Mình là nhân viên, không thể bắt công ty phải điều chỉnh văn hoá để phù hợp với mình được. Nếu bạn cảm thấy không ổn thì hãy tự ra ngoài mở riêng công ty và lập ra văn hoá cho riêng mình. Ví dụ mình từng làm ở nhiều vị trí có kiểu làm việc khác nhau, có kiểu mình thích, kiểu mình không thích lắm, nhưng vì tính chất công việc nên mình vẫn chấp nhận hết. Ví dụ có nơi mình làm việc với toàn người nước ngoài, mọi người làm việc rất nghiêm túc, việc ra việc, cực kì chuyên nghiệp. Nhưng người khác nhìn vào lại thấy văn hoá ở đây lạnh lùng, mọi người không chịu tụ tập đi chơi ăn uống với nhau chẳng hạn. Nói chung mỗi người một quan điểm, để tồn tại được ở đời thì ta phải biết thích nghi.
CRQ: Courage quotient. Để làm được lãnh đạo thì phải ‘liều’ một tí. Thế nên bạn cứ nhìn mấy anh chị làm lãnh đạo ở các công ty mà xem, có ai hiền khô dễ bắt nạt không. Liều ở đây là phải sẵn sàng đối mặt được với thử thách mà không sợ bố con thằng nào. Ví dụ ‘Tell me about your weaknesses’ thì có thể tự tin nói ra điểm yếu và giải thích mà chả sợ gì. Hay chính bản thân mình nhiều lúc thấy chưa đủ tầm làm lãnh đạo được, vì mỗi lần nghĩ đến chuyện sa thải nhân viên là mình cứ ngại này ngại nọ, chưa cứng cho lắm. Ngoài ra các bạn làm Sales hay Services cũng rất cần kĩ năng này. Phải liều và cứng thì mới có đủ dũng cảm để gọi điện cho khách, gặp trực tiếp người lạ để giới thiệu sản phẩm, sẵn sàng nghe đủ các thể loại chửi hỉ nộ ái ố của họ.
IMQ: Improvisation quotient. Bạn phải luôn cố gắng để tiến bộ mỗi ngày, cho chính bản thân mình và cho chính công việc bạn đang làm. Nhiều bạn sau khi làm việc 6 tháng – 1 năm thì đã quen với các công việc của công ty nên đâm ra ỳ, không chịu cố gắng nữa. Cứ cố gắng làm đúng làm đủ chỉ tiêu yêu cầu của sếp đưa ra, chứ không cố gắng làm thêm. Bản thân mình lúc nào cũng quan niệm là mỗi ngày trôi qua phải tiến bộ được thêm một tí, từ những thứ nhỏ nhất. Ví dụ mỗi ngày học thêm được một bài ngoại ngữ, viết 1 bài hết 60 phút thì ngày mai cố gắng viết nhanh hơn mất 58 phút thôi. Trong công việc cũng vậy. Khoá học đầu tiên thu hút được 20 học viên thì khoá học sau phải cố gắng thu hút được 21 bạn. Hoặc 80% các bạn khoá 1 feedback tốt thì khoá 2 phải cố gắng tăng lên 81%. Cải thiện không cần phải là con số gì cao siêu tăng vọt cả, chỉ cần có sự tiến bộ so với ngày hôm qua là được.

Tất cả các yếu tố trên đều quan trọng khi nhà tuyển dụng tìm người. Trước khi bạn đến một cuộc phỏng vấn, hãy cố gắng tìm hiểu nhiều thông tin nhất có thể về công ty, vị trí làm việc và người sẽ phỏng vấn bạn. Hãy vào website của công ty để đọc về vision, mission và values, từ đấy phân tích xem công ty đang tìm một ứng viên như thế nào. Với các công ty lớn, bạn có thể vào Facebook, Glassdoor.com để tìm kiếm thêm về văn hoá làm việc của công ty. Những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ nhà tuyển dụng đang cần gì, từ đó biết cách kết nối cái nhà tuyển dụng cần và cái mà bạn đang có.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *