Không có kỹ năng mềm ngành hot cũng khó kiếm được việc làm

Nếu không tích lũy những kỹ năng này ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các sẽ khó khẳng định được bản thân trong môi trường cạnh tranh toàn cầu gay gắt.

Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ lớn không ngừng gia tăng nhưng sinh viên công nghệ chưa hẳn đã tìm được công việc như mong muốn.

Lý giải về điều này, nhiều chuyên gia cho rằng nhân lực Việt Nam không thể đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng do chưa được chú trọng trang bị .


Sinh viên công nghệ loay hoay tìm việc vì thiếu kỹ năng mềm.
Loay hoay tìm việc vì thiếu kỹ năng

Ngọc Bách (sinh viên ĐH Công nghệ thông tin – ĐH Quốc gia TP.HCM) vừa kết thúc môn thi cuối cùng của đời sinh viên và đang trong quá trình hoàn thiện luận văn tốt nghiệp. Chia sẻ với báo chí, Bách không giấu nổi sự hoang mang: “Mình đã rải hồ sơ đi một số nơi nhưng không biết có kết quả gì không, vì ở đâu cũng yêu cầu phải có kinh nghiệm. Mình cũng không có kỹ năng viết CV nên cảm thấy không thực sự tự tin”.

Sơn Lâm (cựu sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội) đã từng đi nộp hồ sơ khắp nơi vẫn không tìm được công việc như ý, cuối cùng đành đi làm nhân viên kinh doanh cho một công ty nhỏ. Lâm tiếc nuối thời gian sinh viên đã không quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng mềm, điều mà hầu hết công ty đều đòi hỏi nhân viên. Thời gian tới, Lâm sẽ cố gắng tích lũy các kỹ năng cơ bản để tìm được 1 công việc đúng chuyên ngành với mức thu nhập tốt hơn.

Bên cạnh kiến thức chuyên môn, việc thiếu những kỹ năng thiết yếu đã khiến hàng nghìn sinh viên mới ra trường bao gồm Bách và Lâm gặp không ít khó khăn trong quá trình tuyển dụng, thậm chí cả khi đã bắt đầu công việc.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, ngày càng nhiều công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Các doanh nghiệp này không đi tìm những người xuất sắc nhất mà lựa chọn các ứng viên phù hợp nhất, có thái độ tích cực với đồng nghiệp và khả năng gắn bó, hòa nhập với môi trường công ty. Nếu không tích lũy những kỹ năng này ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các sinh viên công nghệ sẽ khó khẳng định được bản thân trong môi trường cạnh tranh toàn cầu gay gắt.

Doanh nghiệp vào cuộc

Nhiều doanh nghiệp công nghệ hiện nay đang đẩy mạnh việc hợp tác cùng các trường đại học, cao đẳng nhằm tạo lập nền tảng, trang bị cho sinh viên những kỹ năng thiết yếu trong môi trường làm việc. Bằng cách này, doanh nghiệp bỏ qua hoặc rút ngắn quá trình đào tạo lại, phục vụ nhu cầu xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao.

Có thể kể đến như Microsoft đã kết hợp cùng Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa ra chương trình hỗ trợ kỹ năng cần thiết cho sinh viên để bắt kịp yêu cầu của thị trường lao động, đồng thời khơi dậy trong các bạn niềm đam mê khởi nghiệp, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp.

Tập đoàn Samsung là nhà sáng lập chương trình học bổng tài năng thường niên cho sinh viên tại 3 trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội và Học viện Bưu chính – Viễn thông, nhận sinh viên đến thực tập, nghiên cứu ở Trung tâm nghiên cứu phát triển của Samsung tại Hà Nội. Ngoài ra, các cuộc thi công nghệ dành cho sinh viên do Samsung tổ chức cũng tạo ra môi trường phát triển kỹ năng mềm cho các cử nhân công nghệ.

Công ty phần mềm có nhu cầu tuyển dụng lớn tại Việt Nam hiện nay FPT Software là đối tác liên kết của nhiều trường đại học lớn nhằm xây dựng các chương trình hướng nghiệp và đào tạo sinh viên. Bên cạnh các hoạt động tham quan, tìm hiểu về công ty, định hướng nghề nghiệp, FPT Software còn trao cho các sinh viên công nghệ cơ hội thực tập trong các dự án thực với các đối tác nước ngoài của FPT Software.

Tập đoàn mẹ FPT, một trong những môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam cũng là đơn vị tổ chức các cuộc thi công nghệ dành riêng cho người trẻ và sinh viên công nghệ. Đây là những sân chơi bổ ích giúp các bạn tiếp cận với các xu hướng, tri thức công nghệ mới và cả những kỹ năng mềm như tư duy sáng tạo, thuyết trình, làm việc nhóm, do đó gặt hái được nhiều cơ hội và thành công hơn.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *