Tìm gì về công ty trước khi đi phỏng vấn?

Nếu bạn không tìm được nhiều, thì ít ra cũng cố gắng biết được một vài cái tên đối thủ của mình là ai nhé.

Bạn nào đã đi phỏng vấn xin việc rồi chắc hiểu rõ cảm giác vừa sung sướng lại vừa lo lắng khi được gọi điện hoặc nhận được mail mời đi phỏng vấn lắm nhỉ. Nhiều bạn còn lo lắng không biết nên chuẩn bị những gì, trả lời câu hỏi nào, mình đã chuẩn bị đủ chưa, etc. Vậy hôm nay mình sẽ viết một bài chia sẻ ‘ngắn’, hướng dẫn các bạn cách chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn.

Ngoài những câu hỏi thường gặp, các trả lời câu hỏi tình huống, có một khía cạnh nữa các bạn nên chuẩn bị ngay, đó là tìm kiếm thông tin về công ty. Vậy những thông tin cần tìm kiếm là thông tin gì?

Tìm hiểu về thế mạnh của công ty

Cách nhanh nhất và dễ nhất để thể hiện sự hiểu biết của bạn về một công ty/sản phẩm nhất định, đó là bạn biết được đâu là điểm mạnh, unique selling point của công ty đó so với đối thủ. Những thông tin này không hề khó tìm đâu, thường thì bạn sẽ thấy ngay trên web của công ty đó.

Trước tiên là bạn nên đọc về vision, mission, value của công ty đó – thường thì ở phần About Us trên website ấy. Hãy đọc thật kỹ phần này, để xem định hướng và định vị thương hiệu của công ty đó khác như thế nào so với các đối thủ khác. Một ví dụ đơn giản, nếu bạn được gọi đi phỏng vấn cho một vị trí nào đó tại trung tâm Anh Ngữ GLN, bạn có thể vào website của họ, và vào phần cam kết để đọc về tầm nhìn, sứ mệnh của công ty này.

Ngoài ra, bạn cũng đừng quên tìm kiếm những thông tin cơ bản về công ty như địa chỉ, số lượng chi nhánh, lịch sử công ty hay một chút hiểu biết về logo công ty đó nhé. Rất nhiều bạn muốn được vào làm việc tại Unilever, nhưng bạn có biết ý nghĩa của logo công ty này không?

Tìm hiểu về hoạt động của công ty

Chắc các bạn cũng không còn xa lạ gì với khái niệm rằng công ty sẽ Google về bạn để tìm kiếm thông tin của bạn trên Facebook hoặc các trang mạng xã hội khác. Vậy thì bạn cũng có thể làm điều này, để tìm hiểu thêm về công ty.

Trước tiên, hãy lại vào website của công ty đó, đọc lướt một vòng phần tin tức hoặc news hoặc blog, để xem những cập nhật gần nhất của công ty về nhân viên mới, về sự hợp tác nào đó, về sản phẩm gì đó (nhớ lấy giấy bút take note vào hen). Sau đó bạn có thể gõ tên công ty một lần nữa lên Google, lướt qua 1-2 trang đầu của Google để xem báo chí nói gì về công ty này.

Với những công ty lớn hoặc công ty trẻ, Facebook cũng là một nguồn bạn có thể lục lọi. Thử search xem Facebook của công ty đó có những hoạt động gì gần đây, lượng tương tác có tốt không, có event gì mới chẳng hạn.

Tìm hiểu về đối thủ

Một chút hiểu biết về lĩnh vực mà công ty đang hoạt động hay về đối thủ của công ty đó là không thừa. Ví dụ nếu bạn đang ứng tuyển cho Unilever, bạn biết gì về ngành FMCG, bạn biết gì về các đối thủ của công ty này?

Tìm kiếm về đối thủ cũng giống như bạn đang tìm kiếm trực tiếp về công ty vậy, cũng thử tìm xem định vị thương hiệu của họ có gì khác biệt, sản phẩm chính của họ là gì, ở họ và công ty mình ứng tuyển có gì khác nhau, vân vân.

Nếu bạn không tìm được nhiều, thì ít ra cũng cố gắng biết được một vài cái tên đối thủ của mình là ai nhé.

Tìm hiểu về người phỏng vấn bạn

Cái này thì hên xui, nhưng cũng là một tips cá nhân mình thấy rất hay và muốn chia sẻ. Có thể khi được mời phỏng vấn, bạn sẽ biết trước được người phỏng vấn mình là HR Manager hoặc Department Manager hoặc CEO hoặc thậm chí cả 3. Nếu bạn đã biết trước điều đó, hãy thử tìm kiếm một chút về thông tin của người đó trên Google xem sao. Thường thì tìm kiếm trên LinkedIn sẽ hiệu quả nhất. Ví dụ, bạn có thể thử tìm “CEO of TH True Milk” chẳng hạn, đọc những thông tin bạn có thể biết về người đó, sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn trước buổi phỏng vấn.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *