Những bước để thỏa thuận lương khi đi xin việc

Ngoài ra còn nên tham khảo tại 2 nguồn nữa để tìm ra cho mình mức lương chính xác nhất. Số 1: hỏi bạn bè, người thân hoặc bạn của bạn bè đang làm cùng trong vị trí đó. Số 2: tìm các công việc tương tự như thế và xem các công ty khác đang trả bao nhiêu.

Có một vấn đề mà các bạn học sinh, sinh viên còn khá ngại ngần khi đi xin việc, dẫn đến thiệt thòi cho các bạn về sau, đó là vấn đề deal lương khi phỏng vấn. Các bạn chưa biết được giá trị của bản thân là bao nhiêu, mức lương trung bình là bao nhiêu, nên đôi khi chưa đưa ra được con số phù hợp. Ít quá thì sợ hớ, nhiều quá lại sợ NTD không tuyển mình.

Tháng 3 đang là tháng bùng nổ về công việc dành cho các em học sinh, sinh viên. Các công ty lớn thì đang tung ra hàng loạt chương trình Management Trainee, Internship còn các công ty be bé khác thì cũng đang có rất nhiều công việc Intern, Part-time hay ho dành cho các bạn sinh viên. Với số lượng công việc vô vàn thế này, đây là lúc để các bạn sinh viên bắt đầu kiếm cho một một công việc để lấy thêm kinh nghiệm hoặc bắt đầu có thu nhập, không phụ thuộc vào bố mẹ nữa.

Vậy làm thế nào để deal lương thành công, không bị hớ mà vẫn đảm bảo mình nhận được một mức lương không quá tồi. Với kinh nghiệm nói chuyện với các anh chị làm HR và kinh nghiệm đi làm cá nhân của mình, đây là một số tips mình thường hay áp dụng.

1. Nghiên cứu kỹ trước khi phỏng vấn
Bạn nên được trả bao nhiêu? Giá trị của bạn phụ thuộc và kĩ năng + kinh nghiệm + nhu cầu của thị trường. Để biết được bạn nên được trả bao nhiêu, cần tìm hiểu xem nhà tuyển dụng đang trả bao nhiêu cho các yếu tố trên.

Bạn có thể bắt đầu nghiên cứu bằng cách tìm hiểu mức lương trung bình của một số ngành nghề cơ bản, dựa theo tên công việc và số năm kinh nghiệm đòi hỏi. Một tài liệu khá chi tiết có thể dùng được ở thị trường Việt Nam là bản khảo sát lương Adecco Salary 2016 tại đây. Tuy là một bảng khảo sát rất chi tiết nhưng các bạn cũng chỉ xem tham khảo thôi nhé, có thể trừ đi khoảng 20% để ước lượng mức lương cho mình.

Ngoài ra còn nên tham khảo tại 2 nguồn nữa để tìm ra cho mình mức lương chính xác nhất. Số 1: hỏi bạn bè, người thân hoặc bạn của bạn bè đang làm cùng trong vị trí đó. Số 2: tìm các công việc tương tự như thế và xem các công ty khác đang trả bao nhiêu.

2. Cần phải rõ ràng
Có thể bạn nghe được lời khuyên ở đâu đó là không cần thiết phải nêu ra một con số rõ ràng cho nhà tuyển dụng, mà chỉ cần nói chung chung kiểu như là “em muốn một mức lương phù hợp với năng lực bla bla” – mình cho rằng lời khuyên này đã cũ và bạn nên tìm một cách tiếp cận khác hợp lý hơn.

Trước khi đi phỏng vấn, bạn cần rõ ràng một con số trong đầu mình, để sẵn sàng cung cấp cho nhà tuyển dụng khi được hỏi. Nên có một khoảng lương từ số thấp nhất bạn có thể nhận và đến con số bạn chấp nhận được. Ví dụ một khoảng từ 9 triệu – 12 triệu, trong đó 9 triệu là con số thấp nhất bạn muốn nhận và 12 triệu là con số khiến bạn vui vẻ làm việc.

Khi bạn đưa ra được một con số rõ ràng và hợp lý, nhà tuyển dụng sẽ thấy rằng bạn là một người rất tự tin và đã nghiên cứu rất đầy đủ, kĩ càng về công việc trước khi đi phỏng vấn.

3. Tự hỏi bản thân một số câu hỏi sau
Trước khi đồng ý với một con số nhà tuyển dụng đưa ra, hãy tự hỏi mình một số câu hỏi sau:

Mức lương đó là lương thử việc hay lương cố định?
Bên cạnh lương, bạn có nhận được benefit gì khác không? Ví dụ như bảo hiểm xã hội, tiền gửi xe, tiền ăn trưa, vân vân.
Bao lâu thì công ty review performance và lương cho nhân viên một lần?
Và tự hỏi bản thân những câu hỏi này nữa trước khi chấp nhận:

Bạn dự định đóng góp ở công ty trong thời gian bao lâu?
Mức lương này chiếm bao nhiêu % thu nhập của bạn? Bạn có cần làm thêm việc khác hay việc ngoài giờ nữa không?
4. Tự tin deal lương – đừng ngại ngần
Mình biết với văn hoá Việt Nam, nói chuyện tiền nong đôi khi khó xử và cảm thấy khó nói chuyện. Tuy nhiên bạn đang đi xin việc, hãy thật chuyên nghiệp trong việc deal lương. Trước khi đồng ý với mức lương, con số nào đó, hãy chắc chắn 2 bên cùng nhau kí hợp đồng, xem xét kĩ trong hợp đồng về mức lương cố định và các lợi ích khác bạn được hưởng. Ví dụ như một ngày làm việc mấy tiếng, có bao nhiêu ngày nghỉ trong năm, có được đi du lịch thường xuyên không, vân vân.

Hãy tìm hiểu kĩ về giá trị của bản thân mình và tự tin đưa ra cho nhà tuyển dụng một con số nhé. Đừng để đến lúc đi làm lại mới tiếc biết thế lúc đó mình đòi nhiều hơn.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *